Được làm việc trong những công ty quốc tế hoặc những tổ chức đa quốc gia là mục tiêu và niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Nhưng để bước chân vào đó, bạn phải trải qua một “vòng thi” vô cùng căng thẳng và quan trọng mang tên: Phỏng vấn.
Vậy “phong cách” đặt câu hỏi của các nhà tuyển dụng Quốc tế có gì khác với Việt Nam? Bạn phải trả lời như thế nào mới ghi điểm tuyệt đối? Hãy tham khảo một vài gợi ý trả lời dưới đây nhé!
1. “Hãy giới thiệu về bản thân bạn”
Đây là câu hỏi dễ gặp nhất trong các buổi phỏng vấn nhưng lại dễ khiến ứng viên thấy bối rối. Cách hợp lí nhất để trả lời câu hỏi này là: Đừng chỉ tập trung kể về lịch sử làm việc, thay vào đó, hãy tập trung vào những ưu điểm khiến nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp cho vị trí này. Bạn nên bắt đầu bằng những thành quả cụ thể hoặc những trải nghiệm bạn nghĩ sẽ gây ấn tượng cho đối phương, sau đó hãy điểm sơ qua những kinh nghiệm làm việc trước đó ở từng vị trí công việc cụ thể.
2. “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”
Bất cứ ai cũng có thể đọc sơ lược về công ty trên website hoặc fanpage của họ. Vì thế, khi nhà tuyển dụng hỏi câu này, họ không cần nhận lại những câu trả lời đã được học thuộc lòng. Họ chỉ muốn biết bạn có quan tâm tìm hiểu về công ty hay không.
Cách để “ghi điểm” ở câu hỏi này là bắt đầu bằng cảm nhận của bạn về mục tiêu của công ty. Bạn có thể nói theo cách của mình và thêm vào những từ khóa được sử dụng trên website công ty.
3. “Vì sao bạn muốn đảm nhận công việc này?”
Tất cả mọi người đều mong muốn chọn được người có niềm đam mê với công việc phục trách, vì vậy, trong câu trả lời của bạn nên thể hiện được điều đó. Trước tiên, bạn nên điểm ra một số yếu tố cho thấy vị trí này thích hợp với bạn (ví dụ: Tôi thích làm việc ở vị trí Chăm sóc khách hàng vì tôi thích tương tác với mọi người và cảm giác thỏa mãn khi giúp người khác giải quyết vấn đề.), sau đó, đề cập đến lí do bạn thích công ty (ví dụ: “Tôi luôn muốn được học hỏi thêm và tôi thấy công ty của mọi người rất quan tâm đến vấn đề này, vì vậy, tôi muốn trở thành một phần của công ty.”)
4. “Điểm mạnh trong công việc của bạn là gì?”
Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên đưa ra những điểm mạnh mình thực sự có, liên quan đến vị trí ứng tuyển và đưa ra ví dụ cụ thể.
5. “Bạn nghĩ điểm yếu của mình là gì?”
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này, ngoài muốn hiểu thêm về khả năng của bạn, họ còn muốn đánh giá khả năng tự đánh giá bản thân và tính trung thực của ứng viên. Vì vậy, hãy thành thật! Bạn có thể đề cập đến những điểm yếu của bản thân nhưng hãy cho họ thấy bạn vẫn đnag cố gắng cải thiện chúng. Ví dụ, bạn không giỏi ở phần phát biểu trước đám đông, nhưng bạn thường chủ động đề nghị được chủ trì những buổi họp để cải thiện kĩ năng này.
6. “Cấp trên và đồng nghiệp thường nhận xét bạn như thế nào?”
Đầu tiên, hãy trung thực! (Vì nhà tuyển dụng có thể gọi cho những người mà bạn đề cập để xác nhận lại). Bạn có thể liệt kê ra những điểm mạnh cá nhân chưa nói đến trước đó như tính kỉ luật trong công việc hoặc luôn sẵn lòng hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành các dự án khác khi cần thiết…
7. “Bạn sẽ đối mặt với áp lực công việc như thế nào?”
Ở câu hỏi này, bạn nên đưa ra những cách thức bạn thường áp dụng khi gặp phải áp lực trong công việc một cách cụ thể, để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có khả năng kiểm soát và chịu đựng những khó khăn.
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét