Học tiếng Anh giao tiếp

Học tiếng Anh hiệu quả cùng Benative

Pages

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Lỗi sai chết người khi viết mail tiếng Anh và cách khắc phục

Học cách viết email tiếng Anh một cách hiệu quả tuy không khó nhưng cần luyện tập nhiều và thường xuyên. Bạn có thể bắt đầu bằng cách khắc phục 9 lỗi sai thường mắc phải dưới đây. 
Lỗi sai chết người khi viết mail tiếng Anh và cách khắc phục

1. Viết câu quá dài

Khi bạn viết nhiều câu phức dài mà không hề có dấu câu, người đọc khó có thể hiểu hết và hiểu đúng từng thông tin cụ thể.

"The flight has been delayed for 2 hrs so Mr Smith can’t be here on time his secretary will discuss with us about this project."

loi-thuong-gap-khi-viet-email

Các dấu chấm (.), phẩy (,), chấm hỏi (?), chấm than (!)..v..v… giúp tách ý, cụm từ hoặc các câu khác nhau, giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin hơn.

Cách sửa: thêm dấu câu thích hợp

"The flight has been delayed for 2 hrs, so Mr Smith can’t be here on time. His secretary will discuss with us about this project."
(Chuyến bay bị hoãn 2 tiếng rồi, vì vậy ông Smith không thể tới đây đúng giờ. Thư ký của ông ấy sẽ thảo luận với chúng ta về dự án này.)

2. Gom quá nhiều chủ đề vào một đoạn văn

Một lỗi phổ biến khác chính là một đoạn văn chứa quá nhiều chủ đề.

Ví dụ, đoạn văn dưới đây nói về 3 chủ đề khác nhau:
“You are invited to our monthly meeting to discuss the ideas for the next project. Our sales launch next month will invite some celebrities. John is still waiting for your survey to finish his report.

Cách sửa: chia mỗi ý thành từng đoạn riêng biệt.
“You are invited to our monthly meeting to discuss the ideas for the next project.”
“Bạn được mời đến tham dự cuộc họp hằng tháng của chúng tôi để lên ý tưởng cho dự án sắp tới.” (Sau đó đưa thêm một vài thông tin về cuộc họp.)

“Our sales launch next month will invite some celebrities.”
“Đợt bán hàng tháng tới của chúng ta sẽ mời một số người nổi tiếng tham dự.” (Đoạn này có thêm thông tin về đợt bán hàng sắp tới và những người nổi tiếng.)

“John is still waiting for your survey to finish his report.”
“John vẫn đang chờ nhận mẫu khảo sát của các vị để hoàn thành bản báo cáo.” (Đoạn này có các thông tin về bản báo cáo.)

Nếu các chủ đề không liên quan đến nhau, bạn cần viết chúng vào từng email riêng biệt. Mỗi email sẽ tập trung bàn về một vấn đề.

3. Lặp từ không cần thiết

Việc lặp từ không cần thiết cũng là một lỗi phổ biến khi viết email công việc.

loi-thuong-gap-khi-viet-email

Ví dụ:
“The project has been postponed for no reason, but we don’t know who decide to postpone this project.” (Dự án bị hoãn mà không có lí do gì, nhưng chúng tôi không biết ai quyết định trì hoãn dự án này nữa.)

Cách sửa:
“The project has been postponed for no reason, but we don’t know who decide to do that.”

4. Dùng câu không hoàn chỉnh

Những câu văn không hoàn chỉnh sẽ trở nên vô nghĩa và khiến người đọc bối rối. Họ sẽ thắc mắc liệu bạn muốn truyền đạt điều gì.

Ví dụ:
“Since we are planning to hire new staff for our Marketing Team.” (Vì chúng tôi đang lên kế hoạch tuyển thêm người cho đội ngũ Marketing.)
Bạn nên đọc lại email trước khi gửi đi để chắc rằng không có câu văn nào bị bỏ lửng.

Cách sửa:
“Since we are planning to hire new staff for our Marketing Team, we will be able to handle more projects.” (Vì chúng tôi đang lên kế hoạch tuyển thêm người cho đội ngũ Marketing,  nên chúng tôi có thể phụ trách nhiều dự án hơn.)

5. Viết sai chính tả

Những lỗi chính tả sẽ khiến văn bản của bạn trở nên “mất điểm” vì thiếu chuyên nghiệp.

Từ “receive” trong câu dưới đây đã bị viết sai:
“We didn’t expect to recieve so many orders this year.”

Bạn có thể tránh lỗi này bằng cách bật chức năng kiểm tra chính tả có sẵn trong máy tính. Tốt hơn hết, hãy luôn kiểm tra email tiếng Anh cẩn thận trước khi nhấn Gửi.

Cách sửa:
“We didn’t expect to receive so many orders this year.”

loi-thuong-gap-khi-viet-email

6. Nhầm lẫn giữa danh từ số ít và số nhiều

Nhiều người Việt thường mắc phải lỗi này. Đây thực sự là một thử thách bởi trong tiếng Việt không tồn tại khái niệm “từ số ít”, “từ số nhiều”.

Ví dụ:
1. “All the informations you need for the test are in this USB.”
Các danh từ không đếm được trong tiếng Anh không thể “biến” thành dạng số nhiều bằng cách thêm –s. Chúng luôn được dùng như danh từ số ít.

Cách sửa:
“All the information you need for the test is in this USB.”

2. “We have more member in our club this year.”
“Member” là danh từ đếm được và phải thêm –s để biểu thị số nhiều.

Cách sửa:
“We have more members in our club this year.”

7. Thiếu mạo từ “a”, “an” và “the”

Lỗi này xảy ra phần nhiều là do trong tiếng Việt không hề tồn tại mạo từ.

loi-thuong-gap-khi-viet-email

Nhưng trong tiếng Anh, 3 mạo từ này rất quan trọng. Chúng được dùng khi bạn đang nói đến một danh từ xác định (“the”) hoặc không ác định (“a” và “an”).

Ví dụ:
“He is brand manager who works with us in this company.”

Cách sửa:
“He is the brand manager who works with us in this company.”

8. Sử dụng sai thì

Các thì rất quan trọng trong tiếng Anh bởi nó giúp người đọc xác định được thời gian diễn ra một sự việc nào đó. Tuy vậy, tiếng Việt không tồn tại phạm trù ngữ pháp này nên các thì trong tiếng Anh thường khiến người Việt đau đầu.

Ví dụ:
“The manager is (present) not here today because his son was (past) feeling unwell.”
Người viết câu này đã dùng thì hiện tại cho vế trước rồi đột ngột chuyển sang thì quá khứ ở vế sau.
Theo nguyên tắc thông thường, bạn phải sử dụng cùng 1 thì trong câu.

Cách sửa:
“The manager is (present) not here today because his son is (present) feeling unwell.”
Bạn có thể nắm vững cách dùng các thì và sự hòa hợp về thì tiếng Anh bằng cách học theo ví dụ, học tiếng Anh qua phim, luyện đọc báo tiếng Anh nhiều hơn, v.v…

9. Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh một cách máy móc

Việc dịch trực tiếp suy nghĩ từ tiếng Việt sang tiếng Anh khá phổ biến đối với người học ngôn ngữ. Tuy nhiên, nó khiến cách bạn nói và viết trở nên cứng nhắc, không tự nhiên bởi bạn đã thể hiện cấu trúc ngữ pháp theo kiểu Việt Nam chứ không phải tiếng Anh.

loi-thuong-gap-khi-viet-email

Mỗi ngôn ngữ đều có những nguyên tắc và cấu trúc ngữ pháp riêng biệt. Không có bất cứ ngôn ngữ nào giống nhau hoàn toàn. Vì thế, nếu cứ áp dụng kiểu ngữ pháp và dùng từ kiểu tiếng Việt vào văn bản tiếng Anh, cách viết của bạn sẽ trở nên kì quặc và khó hiểu.

Nguồn: sưu tầm

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

7 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh

Được làm việc trong những công ty quốc tế hoặc những tổ chức đa quốc gia là mục tiêu và niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Nhưng để bước chân vào đó, bạn phải trải qua một “vòng thi” vô cùng căng thẳng và quan trọng mang tên: Phỏng vấn.

Vậy “phong cách” đặt câu hỏi của các nhà tuyển dụng Quốc tế có gì khác với Việt Nam? Bạn phải trả lời như thế nào mới ghi điểm tuyệt đối? Hãy tham khảo một vài gợi ý trả lời dưới đây nhé!

1. “Hãy giới thiệu về bản thân bạn”

Đây là câu hỏi dễ gặp nhất trong các buổi phỏng vấn nhưng lại dễ khiến ứng viên thấy bối rối. Cách hợp lí nhất để trả lời câu hỏi này là: Đừng chỉ tập trung kể về lịch sử làm việc, thay vào đó, hãy tập trung vào những ưu điểm khiến nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp cho vị trí này. Bạn nên bắt đầu bằng những thành quả cụ thể hoặc những trải nghiệm bạn nghĩ sẽ gây ấn tượng cho đối phương, sau đó hãy điểm sơ qua những kinh nghiệm làm việc trước đó ở từng vị trí công việc cụ thể.

2. “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”

7 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh
Bất cứ ai cũng có thể đọc sơ lược về công ty trên website hoặc fanpage của họ. Vì thế, khi nhà tuyển dụng hỏi câu này, họ không cần nhận lại những câu trả lời đã được học thuộc lòng. Họ chỉ muốn biết bạn có quan tâm tìm hiểu về công ty hay không.
Cách để “ghi điểm” ở câu hỏi này là bắt đầu bằng cảm nhận của bạn về mục tiêu của công ty. Bạn có thể nói theo cách của mình và thêm vào những từ khóa được sử dụng trên website công ty.

3. “Vì sao bạn muốn đảm nhận công việc này?”

Tất cả mọi người đều mong muốn chọn được người có niềm đam mê với công việc phục trách, vì vậy, trong câu trả lời của bạn nên thể hiện được điều đó. Trước tiên, bạn nên điểm ra một số yếu tố cho thấy vị trí này thích hợp với bạn (ví dụ: Tôi thích làm việc ở vị trí Chăm sóc khách hàng vì tôi thích tương tác với mọi người và cảm giác thỏa mãn khi giúp người khác giải quyết vấn đề.), sau đó, đề cập đến lí do bạn thích công ty (ví dụ: “Tôi luôn muốn được học hỏi thêm và tôi thấy công ty của mọi người rất quan tâm đến vấn đề này, vì vậy, tôi muốn trở thành một phần của công ty.”)

4. “Điểm mạnh trong công việc của bạn là gì?”

Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên đưa ra những điểm mạnh mình thực sự có, liên quan đến vị trí ứng tuyển và đưa ra ví dụ cụ thể.

5. “Bạn nghĩ điểm yếu của mình là gì?”

7 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này, ngoài muốn hiểu thêm về khả năng của bạn, họ còn muốn đánh giá khả năng tự đánh giá bản thân và tính trung thực của ứng viên. Vì vậy, hãy thành thật! Bạn có thể đề cập đến những điểm yếu của bản thân nhưng hãy cho họ thấy bạn vẫn đnag cố gắng cải thiện chúng. Ví dụ, bạn không giỏi ở phần phát biểu trước đám đông, nhưng bạn thường chủ động đề nghị được chủ trì những buổi họp để cải thiện kĩ năng này.

6. “Cấp trên và đồng nghiệp thường nhận xét bạn như thế nào?”

7 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh
Đầu tiên, hãy trung thực! (Vì nhà tuyển dụng có thể gọi cho những người mà bạn đề cập để xác nhận lại). Bạn có thể liệt kê ra những điểm mạnh cá nhân chưa nói đến trước đó như tính kỉ luật trong công việc hoặc luôn sẵn lòng hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành các dự án khác khi cần thiết…

7. “Bạn sẽ đối mặt với áp lực công việc như thế nào?”

7 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh
Ở câu hỏi này, bạn nên đưa ra những cách thức bạn thường áp dụng khi gặp phải áp lực trong công việc một cách cụ thể, để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có khả năng kiểm soát và chịu đựng những khó khăn.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Học hỏi bí quyết học tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho trẻ em

Khi trẻ em đến thời kỳ ham học hỏi, việc học tiếng Anh của trẻ trong thời kỳ này thường là theo phương pháp thẩm thấu, không có chút sợ hãi như bị ép buộc học. Với cơ hội tự nhiên này, các bậc phụ huynh áp dụng vài mẹo nhỏ dạy tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho trẻ em sau đây để trẻ có thể tự học theo cách bản năng nhất.
bí quyết học tiếng Anh giao tiếp cơ bản

Tạo môi trường nghe tiếng Anh cho trẻ

3 tuổi là thời điểm phát triển mạnh mẽ khả năng tiếp nhận. Ở giai đoạn này, trẻ nên bắt đầu được nghe tiếng Anh nhằm tạo ra một môi trường phát âm bản ngữ cho trẻ ngấm vào não bộ dưới dạng tín hiệu. Vậy phụ huynh nên cho trẻ nghe gì?
Vào những khung giờ nhất định, hãy dành 30 phút bật các bài hát (Muffins Songs hay Super Simple Songs) và các câu chuyện tiếng Anh kinh điển dưới dạng audio (Raz-kids) dành cho đúng lứa tuổi của bé. Ba mẹ không nên bật bản tin thời sự cho trẻ em nhỏ nghe. Đúng và đủ là nguyên tắc quan trọng trong việc dạy tiếng Anh nói riêng và dạy học cho trẻ nói chung.
Sau khi tạo môi trường nghe, phụ huynh cần để trẻ tiếp xúc với hình ảnh nhiều hơn. Lời khuyên là nên dùng các video ngắn có các đoạn hội thoại bằng tiếng Anh để giúp các bé tiếp xúc và hình thành nên các nhận thức ban đầu về giao tiếp và tương tác giữa người với người.

Đưa ra quy trình cụ thể tùy vào sở thích của trẻ

Đưa ra quy trình cụ thể tùy vào sở thích của trẻ

Trẻ em không nhất thiết phải học theo thứ tự nghe - nói - đọc - viết khi các bé còn ở lứa tuổi mẫu giáo. Việc học với trẻ là nên được linh hoạt, với bất kỳ lúc nào và với bất kỳ kỹ năng nào.
Như đã nói ở trên, chúng ta nên để trẻ bước đầu tiếp xúc với tiếng Anh bằng phương pháp nghe, sau đó thoải mái khai thác các nội dung và kỹ năng cho phù hợp. Ví dụ, nếu bé thích đọc sách hơn việc giao tiếp thì phụ huynh nên tận dụng và khai thác thiên hướng này để cho bé tiếp xúc với những sách học tiếng Anh được minh họa đẹp và giàu cảm xúc.

Dạy theo phương pháp trực quan

Dạy theo phương pháp trực quan

Cùng với phương pháp nghe, phương pháp trực quan được xem là rất hữu ích cho lứa tuổi lên 3. Tuy nhiên sang lứa tuổi lên 5, trẻ em cần học ngôn ngữ về nội dung tương xứng với cả sự phát triển hiểu biết thế giới của chúng và cả với sự phát triển ngôn ngữ tiếng Việt.
Ngoài việc dán tên lên toàn bộ vật dụng trong nhà bằng tiếng Anh để trẻ nhìn thấy thường xuyên, trẻ cũng nên được cho tiếp xúc với các câu chuyện tiếng Anh qua các hình thức khác nhau là: âm thanh, hình ảnh và cả văn bản cũng cần hình thành sớm.
Việc sớm tạo ra sự tự nhiên khi tiếp xúc và thẩm thấu ngôn ngữ sẽ là phương pháp quan trọng nhất. Nếu tiếp xúc với tiếng Anh muộn thì trẻ sẽ mất cơ hội học nghe ngoại ngữ một cách tự nhiên. Bé có thể học phát âm chuẩn như người bản xứ trước khi bị tác động bởi cách phát âm đa dạng của giáo viên người Việt.
Trên đây là một số cách dạy học tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho trẻ em, hy vọng mang đến những thông tin bổ ích cho phụ huynh. Hãy cùng con học tập để cải thiện hiệu quả nhất khả năng ngoại ngữ của con nhé.

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

4 mẹo để cải thiện tiếng Anh của bạn

Kỹ năng đàm thoại tiếng Anh không thể được phát triển qua đêm và đòi hỏi sự khéo léo và cống hiến tuyệt vời. Ngay cả khi người ta biết những điều cơ bản của ngôn ngữ tiếng Anh và các quy tắc ngữ pháp, nó hoàn toàn khác khi nói chuyện bằng tiếng Anh.

Đối với những người không nói tiếng Anh bản ngữ, việc cải thiện tiếng Anh đàm thoại đòi hỏi rất nhiều thực hành và kiên nhẫn. Điều quan trọng là phải thông minh và logic về những gì bạn tập trung vào. Dưới đây là 4 quy tắc đơn giản có thể giúp đẩy nhanh quá trình và làm cho nó hiệu quả hơn.

Đừng tập trung quá mức vào ngữ pháp tiếng Anh

Đừng tập trung quá mức vào ngữ pháp tiếng Anh

Nắm vững các quy tắc ngữ pháp giúp có một lệnh về viết bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, đối với tiếng Anh đàm thoại, việc tập trung quá nhiều vào ngữ pháp quá sớm trong quá trình này là phản tác dụng. Suy nghĩ về ngữ pháp hoàn hảo sẽ làm chậm người nói và làm giảm sự tự tin của họ. Ngoài ra, nó sẽ khiến bạn phải suy nghĩ bằng ngôn ngữ đầu tiên và dịch. Ngữ pháp tiếng Anh là tất cả về các quy tắc - về những gì nên làm và không nên làm. Giống như khi bạn bắt đầu học Salsa hoặc chơi gôn, đừng nghĩ quá nhiều về các quy tắc. Bắt đầu có các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh và với thời gian, sự hoàn hảo về ngữ pháp có thể đạt được theo thời gian.

Tối đa hóa đầu vào tiếng Anh

Tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt luôn hữu ích. Xem phim tiếng Anh và nghe sách âm thanh sẽ giúp cải thiện phát âm cũng như từ vựng. Ngoài ra, đọc sách, tạp chí tiếng Anh, quan sát và bắt chước cử động miệng của người nói tiếng Anh bản địa sẽ giúp phát triển giọng nói tiếng Anh trung tính .

Tập thói quen cải tiến liên tục

Học tiếng Anh cùng tây

Có rất nhiều cải tiến nhỏ bạn có thể thực hiện mỗi ngày khi nói đến việc cải thiện kỹ năng đàm thoại tiếng Anh của bạn . Tăng sự tự tin của bạn bằng cách đọc to và ghi lại giọng nói của bạn. Quan sát chặt chẽ bản ghi này sẽ tiết lộ các khu vực người ta cần phải làm việc. Đọc trước gương cũng sẽ giúp thực hiện các cử chỉ, cử động chính xác của miệng và các sắc thái khác liên quan đến tiếng Anh giao tiếp tại chỗ. Nhưng bất cứ điều gì bạn quyết định làm, đừng nghĩ quá nhiều.

Có những cuộc trò chuyện thực tế với những người nói tiếng Anh bản ngữ

Có một số ngành học nhất định có thể được làm chủ thông qua sự hiểu biết sâu sắc về lý thuyết. Một ví dụ điển hình là lịch sử hoặc luật pháp. Hội thoại tiếng Anh không phải là một kỹ năng như vậy. Giống như đi xe đạp hoặc nấu ăn, người ta có thể nói tiếng Anh tốt hơn bằng cách luyện tập. Các hình thức tốt nhất của thực hành là với người nói tiếng Anh bản địa , và đó là những gì được nói thực hành tiếng Anh tập trung vào .

Trở nên thành thạo tiếng Anh giao tiếp không phải là một nhiệm vụ leo núi. Với sự tận tâm, đam mê và thực hành, bất cứ ai cũng có thể nói tiếng Anh trôi chảy.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Cải thiện khả năng nói tiếng Anh trong 3 tuần với kế hoạch học tập này

Bạn có muốn cải thiện khả năng nói tiếng Anh trong 3 tuần không? Điều đó không dễ dàng nhưng bạn có thể cải thiện đáng kể trong vài tuần nếu bạn suy nghĩ logic và sử dụng một thói quen thông minh. Đây là một thói quen chúng tôi đã phát triển tại Benative, đã giúp nhiều học sinh học tiếng Anh ở trình độ trung cấp cải thiện khả năng nói tiếng Anh trong 3 tuần.

Cải thiện khả năng nói tiếng Anh trong 3 tuần với Kế hoạch học tập này

Kế hoạch học tập để cải thiện khả năng nói tiếng Anh trong 3 tuần - 1 giờ mỗi tuần, trong 3 tuần

Thực hành đàm thoại với giáo viên bản ngữ (6 giờ một tuần)

Nhiều học viên biết ngữ pháp và từ vựng nhưng phải vật lộn để nói trôi chảy. Nếu mục tiêu của bạn là cải thiện khả năng nói tiếng Anh trong 3 tuần, điều quan trọng là tìm cách thực hành nói tiếng Anh với những người nói tiếng Anh. Thực hành nói nhất quán sẽ tăng sự trôi chảy và tự tin, và nó sẽ chỉ trở nên dễ dàng hơn theo thời gian. Cách tốt nhất để học sinh cải thiện Nói tiếng Anh trong 3 tuần là chỉ cần nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Tìm một giáo viên tiếng Anh làm đối tác đàm thoại - ai đó sẽ nhẹ nhàng sửa lỗi của bạn hơn là ngắt lời ngay cả câu bạn nói.
Mục tiêu - Cải thiện sự lưu loát, cải thiện sự tự tin

Tìm hiểu cụm từ, tiếng lóng và thành ngữ, KHÔNG phải từ riêng lẻ (1,5 giờ một tuần)

Nói tiếng Anh có đầy đủ tiếng lóng, sử dụng hỗn hợp các thì và tất cả các loại câu khó hiểu về ngữ pháp. Bạn phải nói càng nhiều càng tốt, càng thường xuyên càng tốt với người bản ngữ, và không nghĩ quá nhiều về những sai lầm. Bạn sẽ học được nhiều nhất bằng cách làm. Đây phải là ưu tiên chính của bạn nếu bạn muốn cải thiện khả năng nói tiếng Anh trong 3 tuần.
Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian mở rộng vốn từ vựng của mình bằng cách học các cụm từ, thành ngữ và tiếng lóng . Việc học từng từ riêng lẻ có thể rất hấp dẫn, nhưng để phát triển khả năng nói tiếng Anh của bạn, bạn cần hiểu từ này hoạt động như thế nào trong một cụm từ. Bất cứ khi nào bạn học một từ mới tập trung vào ngữ cảnh của từ đó hơn là chính từ đó. Dành thời gian để viết ra toàn bộ câu trong đó. Điều này sẽ dần dần cho phép bạn học từ mới mà không có ý định, nói cách khác, mở rộng vốn từ vựng hoạt động của bạn.
Mục tiêu - Cải thiện từ vựng hoạt động

Luyện đọc (1 giờ mỗi tuần)

Đây cũng là một bài tập nhằm mục đích đào tạo não của bạn để xử lý bằng tiếng Anh. Thay vì chỉ đọc những cuốn sách ngẫu nhiên, hãy thử tiếng Anh là đọc một cuốn sách bạn đã đọc bằng tiếng mẹ đẻ của bạn, tuy nhiên, lần này, hãy đọc nó bằng phiên bản tiếng Anh. Bằng cách đọc lại cùng một cuốn tiểu thuyết, bạn sẽ nắm được cốt truyện: bạn sẽ không lãng phí thời gian để đấu tranh để hiểu cuốn sách thực sự nói về cái gì, thay vào đó bạn sẽ tập trung hơn vào việc học các kiểu câu.
Nếu bạn muốn cải thiện khả năng nói tiếng Anh trong 3 tuần, bạn phải rèn luyện trí não của mình để nghĩ về tiếng Anh . Cho rằng, đọc là cần thiết.
Mục tiêu - Cải thiện lưu loát, cải thiện hiểu biết về cấu trúc câu

Tìm hiểu lời bài hát của 10 bài hát tiếng Anh (1,5 giờ một tuần)

Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng ca hát là cách tuyệt vời để cải thiện kỹ năng phát âm và phát âm của bạn. Chọn 10 bài hát tiếng Anh bạn thích. Ghi nhớ lời bài hát. Tập trung vào cách các từ được kết nối trong bài hát và lắng nghe cẩn thận âm thanh của các từ. Bây giờ hát cùng với bài hát - lặp đi lặp lại - cho đến khi bạn có thể bắt chước màn trình diễn chính xác của nghệ sĩ. Nắm vững một bài hát và sau đó lặp lại quá trình với một bài hát khác. Đột nhiên, bạn sẽ thấy rằng các từ trong bài hát là những từ bạn sẽ có thể phát âm và sử dụng hoàn hảo trong tiếng Anh hàng ngày.
Mục tiêu - Cải thiện phát âm, cải thiện giọng

Học tiếng Anh có thể là một thách thức, nhưng đó là điều bạn có thể làm. Nếu bạn luyện tập thường xuyên, nói chuyện với người nói tiếng Anh bản địa và ngừng lo lắng về các quy tắc ngữ pháp,  bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng bạn có thể học.

Nguồn: Sưu tầm

 
function remove_hentry( $classes ) { if (is_page() || is_archive()){$classes = array_diff( $classes, array('hentry'));}return $classes;} add_filter( 'post_class','remove_hentry' );